miércoles, 18 de diciembre de 2013

sin título

DESPEDIDA
Detenemos la despedida
Con
Otro café
Otro plato de champiñones
Y
Otro encuentro
Quizá
De esa forma
La despedida nos acerca
Con menos intensidad
...
Cuando las cosas de abril se convierten en palabras de mayo
Es
Cuando ya no estás
Cuando ya no estoy
En la misma esquina
En la misma línea del tiempo
La calle rodeada de recuerdos
Desordenados
No recuerdo las fechas
Ni el día
Ni la hora
Ni el color de tu camiseta
Cuando los hechos de abril se convierten en palabras de mayo
Llevan con ellas
Una pizca de lluvia
Y mucho sol
Ocho millones de habitantes
Andan bajo el sol
Tirando
...

domingo, 8 de septiembre de 2013

Mi postal



Hola amigos,
Esta postal es la tarea mía. 
No hay ningún error, es que Edith - nuestra profesora - la ha corregido.
Decido publicar para referencia.

La Habana, Sep 6


Querida Cuchara,
Qué tal estás?
Voy a volver este fin de semana. Si hubieras viajado con nosotros, habrías comido muchas comidas ricas de los cubanos, y además habríamos nadado en los mares tranquilos y preciosos.
Una semana no parece bastante para mí. Muchos sitios para visitar, muchas comidas para probar, y muchas cosas para descubrir.
Pero, para Juan, un día era bastante largo. Es imposible que él hubiera aceptado ir conmigo, pero él se quejó todo el viaje. Pienso que él aceptó el viaje porque él pensó que tú participarías, ji ji.
Ojála que no estuvieras ocupada a última hora.
No teníamos mucho tiempo. Además, gastábamos/estuvíamos mucho tiempo en los bares (donde Juan no se quejó ninguna vez). Entonces, no podíamos visitar muchos lugares.
¿Y sabes? En los tres últimos días, decidí  descubrir/explorar todo por mi cuenta. Por eso, hice muchas cosas en la Habana. Jugué ajedrez con un hombre viejo en la playa. Probé la paella local en un restaurante pequeño. Vi un partido de boxeo gratis.
Muchas cosas para contarte. Te Voy a contar en él proximo correo.
Cuéntame que has hecho durante este tiempo. Has resuelto los problemas con Antonio?
Espero que todas las cosas vayan bien contigo.
Te echo de menos.
Un abrazo

Cuchillo


P/s: Y espero qué nosotros escribiremos más.

lunes, 26 de agosto de 2013

tema: tu paraíso imaginario

Hola a tod@s,

Hoy he encontrado algunos textos de los alumnos de la clase 2 y quiero compartirlos con vosotros. El tema es escribir sobre tu paraíso imaginario.

Creo que vale la pena escribir y hablar para practicar español, y como os digo siempre, no tengáis miedo de cometer errores, ya que cometer errores es un proceso muy importante del aprendizaje y un día no muy lejano, vosotros mismos vais a poder corregirlos. 

¡¡¡¡ÁNIMO!!!!
 
¡Que tengáis una buena tarde!

Besos,

Tram


Paraíso: “Soñadores”
Creadores y creadoras: Dai, Huy, Thu, Ha, Tram Anh

“El nombre de nuestro paraíso es “Soñadores”. Allí, hay (muchos/muchas) montañas de chocolate y ríos de leche, lluvias de dinero, nieve de diamantes, muchos casinos y no hay atascos.
La gente en nuestro paraíso es muy (alto/alta), guapa y especialmente, tiene magia. Su carácter cambia depende de cada momento del día:
Por la mañana, es muy aburrido.
Por la tarde,
Por la noche, es muy divertido.

Paraíso: “Soñardulce”
Creadores y creadoras: Duc Tam, Anh Tuan, Thanh Tam, Thuy Tien, Thang

“Nuestro paraíso se llama “Soñardulce”. En nuestro paraíso, (el/la) clima es templado. (Tiene/hay) muchos nubes blancas y hay un río de chocolate con leche. Hay muchos árboles de frutas tropicales, por ejemplo: durian, mango, etc. Hay un puente de azúcar de color rosa.
La gente (tiene/hay) la piel azul (en días/por la mañana), (amarillo/amarilla) por la tarde y blanca (en noche/por la noche).
Es muy simpática, tiene una mentalidad abierta, y siempre es joven.

Paraíso: “Mundo fantástico”
Creadoras: Dung, Trang Nha, Thuy Tien, Trang Dai

“Nuestro paraíso es una isla. Allí, hay una playa de arena colorida, el mar tiene color de rosa. El sol, la luna, las estrellas pueden sonreír. En el aire, hay mucho oro y muchas hadas pequeñas y bonitas.
Las cosas pueden hablar, caminar y tienen sentimientos. Hay personas en los cuentos de hadas, por ejemplo: el príncipe y la princesa, brujas, dios y diosa. Podemos hablar y entender los animales.
La gente son los pitufos azules. Son alegres, simpáticos, educados, serviciales e inmortales. 

lunes, 19 de agosto de 2013

El agujero en el puente


Érase una vez un río, y en cada una de las orillas de este río había un pueblo. Los dos pueblos estaban unidos por un camino que pasaba por un puente.

Un buen día en el puente apareció un agujero. El agujero debía arreglarse, en cuanto a esto, la opinión pública de ambos pueblos estaba de acuerdo. Sin embargo, surgió una disputa sobre quién debía hacer el arreglo. Ya que cada uno de los pueblos se consideraba más importante que el otro. El pueblo de la orilla derecha opinaba que el camino conducía sobre todo a él, por lo que el pueblo de la orilla izquierda había de arreglar el agujero porque debía de estar más interesado en ello. El pueblo de la orilla izquierda consideraba que era el objetivo de cualquier viaje, de modo que el arreglo del puente debía de ser el interés para el pueblo de la orilla derecha.

La disputa se prolongaba, así que el agujero seguía allí. Y cuanto más tiempo pasaba, tanto más crecía la mutua antipatía entre ambos pueblos.


Un buen día un mendigo local cayó al agujero y se rompió una pierna. Los habitantes de ambos pueblos le preguntaron con insistencia si iba de la orilla derecha a la izquierda, o bien de la izquierda a la derecha, ya que de esto dependía cuál de los dos pueblos era responsable del accidente. Pero él no se acordaba porque aquella noche iba borracho.


Algún tiempo más tarde pasó por el puente un carro con un viajero, y cayó al agujero y se le rompió el eje. Puesto que el viajero estaba de paso en ambos pueblos – no iba ni del primero al segundo, ni del segundo al primero -, los habitantes de ambos pueblos se mostraron indiferentes con el accidente. El viajero, hecho una furia, bajó del carruaje, preguntó por qué no se arreglaba el agujero, y al enterrarse de las razones dijo:
-         Quiero comprar este agujero. ¿Quién es su propietario?

Ambos pueblos reclamaron al unísono su derecho al agujero.
-         O el uno o el otro. La parte propietaria del agujero tiene que demostrar que lo es.
-         Pero, ¿cómo?  - preguntaron al unísono los representantes de ambas comunidades.
-         Es muy sencillo. Sólo el propietario del agujero tiene derecho a arreglarlo. Lo compraré al que arregle el puente.

Los habitantes de ambos pueblos se pusieron manos a la obra, mientras el viajero se fumaba un puro y su cochero cambiaba el eje. Arreglaron el puente en un santiamén y se presentaron para cobrar por el agujero.

-         ¿Qué agujero? – se sorprendió el viajero -. Yo no lo veo aquí ningún agujero. Hace tiempo que busco un agujero para comprar, estoy dispuesto a pagar por él un dineral, pero vosotros no tenéis ningún agujero para vender. ¿Me estáis tomando el pelo o qué?

Subió al carro y se alejó. Y los dos pueblos hicieron las paces. Los habitantes de ambos están ahora al acecho en buena armonía en el puente y, si aparece un viajero, lo detienen y lo zurran

Escritor polaco: Slawomir Mrozek

                                                                                   ***

GLOSARIO

Disputa: acción de discutir, disputar, debatir.
Carro: coche
Eje: Barra horizontal dispuesta perpendicularmente a la línea de tracción de un carruaje y que entra por sus extremos en los bujes de las ruedas.
Estar de paso: pasar
Al unísono: a la vez y en el mismo tono
Ponerse manos a la obra: empezar a hacer algo
Puro: Cigarro hecho de hojas de tabaco enrolladas y liado sin papel.
En un santiamén: en un instante, en un momento
Acechar: vigilar, observar
Detener: parar
Zurrar: pegar




miércoles, 14 de agosto de 2013

poner los acentos españoles

Hola a tod@s,

Aquí os dejo una tabla muy útil para poner los acentos españoles con el teclado inglés.

Espero que os sirva.

¡Que tengáis un buen día!


á
Alt + 0225
Á
Alt + 0193
é
Alt + 0233
É
Alt + 0201
í
Alt + 0237
Í
Alt + 0205
ñ
Alt + 0241
Ñ
Alt + 0209
ó
Alt + 0243
Ó
Alt + 0211
ú
Alt + 0250
Ú
Alt + 0218
ü
Alt + 0252
Ü
Alt + 0220
¿
Alt + 0191
¡
Alt + 0161
«
Alt + 0171
»
Alt + 0187

martes, 13 de agosto de 2013

Misma situación, dos soluciones

¿Qué emociones provoca en vosotros la palabra “tetrapléjico”? Imaginaos un tetrapléjico. No podriáis moveros. Tendriais una vida pegada a la cama, una vida totalmente dependiente en otros.

Viendo dos películas “Mar Adentro” y “Los intocables” (Les intouchables, en francés), conoceréis las diversas maneras con las que los tetrapléjicos hacen con su vida.

“Mar Adentro”, la película que ganó el Óscar en 2004, dirigida por Alejandro Amenábar, se basa en la historia real de Ramón Sampedro, marinero, que trás un accidente en su juventud queda tetrapléjico y permanece postrado en una cama durante cerca de 30 años y que lucha para el derecho de morirse dignamente.



Ciertamente, hay algunos que soportan su deseo, pero hay otros que lo encuentro ridículo y que tratan de convencerle que la vida aún merece. Al final Ramón hace entender a una mujer que amarlo verdaderamente es ayudarlo a morirse con dignidad.



“Los intocables”, una comedía francesa dirigida por Olivier Nakache y Éric Toledano, dibuja una vida de un tetraplejico totalmente diferente de la de Ramón. Uno de los protagonistas, Driss, un jovén negro de origen senegalés, es contratado como un cuidador por Philippe, un rico tetrapléjico quien busca a un cuidador que sea su amigo y que no lo trate cómo un paciente . 



Sobre todo, es una historia de dos personas que se ayudan mutuamente, pero ambos encuentran lo más importante: la amistad.



Una pregunta para vosotros, cuando hayais visto ambas películas: 

¿Si fueras un tetrapléjico (o una tetrapléjica), qué harías con tu vida? ¿Cómo Ramón o cómo Philippe?

lunes, 12 de agosto de 2013

40 años en la selva de Vietnam

Un vietnamita y su hijo que habrían sobrevivido durante 40 años en la jungla fueron llevados de vuelta al pueblo del que huyeron durante la guerra de Vietnam.

viernes, 9 de agosto de 2013

Un chiste pequeño

Dos ratas se hablan. Una dice:
"He conocido a un chico muy bueno."
"De verdad!  ¿Cómo es?  ¿Tienes su foto?"
"Sí. La llevo sempre. Aquí."
La otra mira la foto por un rato, pues suspira:
"Te ha engañado. No es un ratón. Es un murciélago."
"Qué gilipollas! Me ha dicho que es pilota!"

Este es un chiste que encuentro muy gracioso. Lo recuento de memoría.

Nguyen.

Javier se había equivocado

(esta historia fue inventada cuando hacíamos ejercicios juntos)
La mujer de Javier estaba cocinando la cena, mientras él dormía la siesta en el sillón. Iban a recibir a sus padres: los de ella e los de él. Los padres llegarían en una mediahora.
La mujer de Javier se dio cuenta que le faltaba cebolla. Pués despertó a Javier y le dijo que añadiera dos cucharadas de azúcar a la sopa (que estaba en la cocina) en unos minutos ("Sólo dos cucharadas ¿entiendes tú?"). Entonces se marchó rápido al mercado.

Javier tenía muchos sueños (había vuelto de un sueño gracioso), pero se levantó del sillón e hizo lo que le había pedido su mujer. Es prudente obedecer a las mujeres.

Justo cuando ella hubo regresado (con la cebolla, por supuesto) sonó el timbre. ¡Los padres! Ella no tuvo tiempo para comprobar la sopa e corrió a la porta para abrirlos. 

A las 8, la preciosa sopa fue servida. Todos (Javier, su mujer, y los padres) tomaron la primera cucharada de sopa.

Justo en aquel preciso momento que Javier se dio cuenta que se había equivocado.

Una pregunta:  ¿Qué habrá andado mal?

sábado, 3 de agosto de 2013

Zen koan


Había un monje joven y guapo como Dao que estaba perdido y visitaba a una pagoda de monjes femeninos en montañas. Le gustaría que el templo de refugio nocturno. La monja dueña aceptó rápidamente.

Esa noche, mientras dormía, una monja joven y guapa llegó a su habitación para a le seducir. Aunque esta joven estaba tratando todo lo posible para hacerle atractivo, pero el monje todavía frío. Finalmente él la persiguió lejos y dijo algo como esto:

- "Soy un pueblo cuya mente ha sido como la rama seca, la sedución sólo en vano."

Al día siguiente, la monja dueña escuchaba claramente la historia de principio a fin de una tercera persona, que estaba muy enojada y expulsó al monje del templo.

Después de este problema continúa de la siguiente manera.

 

El problema: Una pregunta para vosotros.       

 

 ¿Cómo el monje habría vivido sin monja enojada?

 

Espero que todos piensen un poco por favor.

 

Nghia

lunes, 29 de julio de 2013

TRONG KHU RỪNG TRÚC



Nguyên tác: Yabu no Naka  
Tác giả: Akutagawa Ryunosuke  
Người dịch: Nguyễn Minh Nghĩa (dịch từ nguyên tác Tiếng Nhật)


Lời Khai Của Người Đốn Củi Với Viên Quan Điều Tra

Dạ thưa đúng như vậy ạ, chính tiểu nhân là người đã phát hiện ra xác chết đó ạ. Sáng nay tiểu nhân ra đằng sau núi đốn củi như thường lệ, thình lình nhìn thấy xác chết đó ở trong khu rừng trúc khuất sau núi. Ngài hỏi ở nơi nào ấy ạ? Chắc cách dịch trạm Yamashina khoảng bốn, năm trăm mét gì đấy. Đó là một nơi không một bóng người có những cây thông tuyết mọc lẫn vào mấy bụi trúc. Xác chết nằm ngữa mặc áo bào màu xanh lơ, đầu vẫn đội mũ kiểu quan lớn trên Kinh Đô. Mặc dầu nói là bị đâm có một dao thôi nhưng do vết đâm ở ngực cho nên lá trúc rụng xung quanh xác chết bị thấm máu đỏ bầm. Không, máu không chảy nữa. Vết thương hình như cũng đã khô miệng rồi ạ. Lại có một con ruồi trâu cứ bám riết trên vết thương mà ngay cả tiếng bước chân của tiểu nhân đến gần nó cũng không nghe thấy.

Ngài hỏi tiểu nhân có trông thấy đao kiếm chi không ạ? Không, không có gì ạ. Chỉ có một sợi dây thừng vứt ở gốc cây thông tuyết bên cạnh đó. À đúng rồi! vâng, vâng, ngoài sợi dây thừng còn có một cái lược cài nữa ạ. Xung quanh xác chết chỉ có hai vật đó thôi ạ. Nhưng mà, cỏ và lá trúc rụng bị dẫm đạp tan hoang, nên chắc chắn là người đàn ông đó trước khi bị giết cũng đã chống chọi dữ lắm. Cái gì ạ? Có ngựa hay không ấy ạ? Bẩm quan, chổ đó ngựa không thể vào được ạ. Bởi vì lối mà ngựa đi qua được cách đó độ một cánh rừng đấy ạ.

Lời Khai Của Nhà Sư Lữ Hành Với Viên Quan Điều Tra

Người chết đó chắc chắn bần tăng đã gặp hôm qua. Vâng hôm qua, à có lẻ là buổi trưa, thưa ngài. Địa điểm là khoảng giữa đường bần tăng đi từ Sekiyama đến Yamashina. Người đàn ông đó đi bộ cùng với một người phụ nữ đang cỡi ngựa, họ đi về hướng Sekiyama. Do người nữ đội nón có mạng che mặt rũ xuống nên bần tăng không thấy rõ mặt. Bần tăng chỉ có thể nhìn thấy màu vải lụa tím dường như là áo Hagigasane (áo kimono mùa thu). Con ngựa ? Ah vâng, dường như đó là một con ngựa màu hung và bờm ngắn. Ngựa bao lớn ấy à? Dạ, chắc cũng 4 thốn (khoảng 1m2) gì đó. Bần tăng là người tu hành (người của Sa Môn)  nên không rành về điều này lắm đâu. Người đàn ông, à không, anh ta mang gươm và cũng có đeo cung tên nữa ạ. Đặc biệt bao đựng tên màu đen có cắm chừng 20 mũi tên, cho nên đến bây giờ bần tăng vẫn còn nhớ rõ lắm ạ. Bần tăng chẳng thể ngờ anh ta lại ra nông nổi ấy, quả thật đời người cứ như sương khói vậy (Nguyên văn : sinh mạng của con người ngắn ngủi như là sương là chớp). Tội nghiệp ! tội nghiệp ! Bần tăng chẳng biết nói gì hơn.

Lời Khai Của Sai Nha Với  Viên Quan Điều Tra

Cái thằng mà tôi bắt được ấy ạ? Thưa ngài, hắn là một tên cướp khét tiếng tên là Tajomaru đấy ạ. Dạ thưa, tôi đã tóm được nó ở trên cầu đá Awadaguchi, có lẽ do hắn ngã ngựa và đang nằm rên ư ử. Giờ nào ấy ạ? Dạ thưa khoảng canh 01 (07-8h pm) tối hôm qua ạ. Dạ vâng, lần nào tôi bắt hụt hắn ta cũng mặc áo bào màu xanh đậm và mang thanh gươm có chạm trổ như thế này. Chỉ có lần này như ngài thấy đó, hắn còn mang theo cung tên nữa. Ngài bảo sao ạ? Cung tên đó là của người đàn ông đã chết ấy ạ? – Thế thì giết người đàn ông đó chính là tên Tajomaru này rồi chẳng sai đâu ạ. Cung bọc da, giỏ sơn màu đen, đuôi tên có gắn lông chim đại bàng có tất cả 17 cây, tất cả là của người đàn ông bị giết rồi. Vâng, đúng như ngài nói, con ngựa cũng màu hung và bờm ngắn. Cái tên súc sanh đó bị ngã ngựa chắc là do bị báo ứng gì đó không sai. Con ngựa lúc đó vẫn kéo theo dây cương dài và ngậm cỏ bên đường trước cầu đá một chút đấy ạ. Trong số những tên cướp bén mãng chốn kinh thành, thằng Tajomaru này là một thằng háo sắc. Mùa thu năm ngoái, ở trên núi đằng sau chùa Toribedera thờ La Hán Pindola Bharadvaja, có một bà đi lễ chùa đã bị sát hại cùng với đứa con gái nhỏ, người ta cho là thủ đoạn của thằng này. Nếu như thằng này giết người đàn ông đó, thì chẳng biết hắn cũng đã đưa người đàn bà cưỡi con ngựa hung đó đi đâu và đã làm gì cô ta rồi không biết chừng. Hạ quan xin lổi đã nói leo nhưng cũng xin quan lớn điều tra cả việc này.

Lời Khai Của Bà Lão Với Quan Điều Tra

Vâng, người chết đó là người đã cưới con gái của già. Nhưng cậu ấy không phải là người của kinh thành. Cậu ấy là vũ sỹ của nhà Kokufu ở Wakasa. Tên cậu ấy là Takehiro thuộc dòng họ Kanazawa, năm nay 26 tuổi. Thưa không, cậu ấy tính tình hiền lành nên không có thù oán gì với ai cả.

Con gái của già ấy ạ? Nó tên là Masago, 19 tuổi. Nó là đứa con gái háo thắng không thua đàn ông, nhưng ngoài Takehiro ra, nó chưa từng quen một người đàn ông nào khác. Khuôn mặt nhỏ trái xoan, nước da ngăm đen, đuôi mắt bên trái có một nốt ruồi đen. Hôm qua, Takehiro đã cùng con gái già lên đường đi Wakasa, nhưng nhân quả chi mà ra nông nổi này. Chuyện xảy ra cho rể già thì đã đành, nhưng mà con gái già bây giờ ra sao đây, già lo lắng không yên. Bẩm lạy quan lớn, già van xin ngài cho dù vạch từng cành cây ngọn cỏ cũng xin tìm cho ra tung tích của con già. Già căm giận cái tên cướp Tajomaru gì đó mà ngài nói. Hu hu, hắn đã giết con rễ già, mà còn con gái già cũng …(sau đó chỉ còn tiếng khóc tức tưởi mà không có tiếng nói nào nữa).

Lời Thú Tội Của Tên Tajomaru

Giết chết người đàn ông đó chính là ta đây. Nhưng ta không có giết mụ đàn bà. Vậy thì cô ta đã đi đâu? Điều đó thì ta cũng không biết. Mà khoan, hãy đợi đã. Cho dù có tra tấn mấy đi chăng nữa, chuyện ta không biết thì làm sao mà khai đây? Vã lại, ta cũng đã như thế này rồi thì cũng chẳng có ý che dấu một cách hèn nhát. Quá trưa hôm qua, ta đã gặp hai vợ chồng đó. Lúc đó, vì gió thổi lật cái khăn che mặt trước cái nón của cô ta lên, nên ta thoáng nhìn thấy khuôn mặt của cô ta. Chỉ một thoáng thôi, ta nghĩ là đã nhìn thấy khuôn mặt của cô ta thì đã không còn nhìn thấy nữa. Có lẽ cũng chỉ vì như thế nên ta thấy khuôn mặt của cô ta giống như khuôn mặt của nữ Bồ Tát. Chỉ trong tíc tắc, ta đã quyết định chiếm đoạt cô ta cho dù có phải giết người đàn ông đi chăng nữa. Cái gì? giết người ấy à, có phải là chuyện gì ghê gớm lắm như các người tưởng đâu. Nếu muốn chiếm đoạt người đàn bà, thì phải giết người đàn ông thôi. Chỉ khác là ta giết người thì dùng kiếm, còn các người không dùng kiếm mà giết người bằng quyền lực, giết bằng tiền bạc, hoặc có khi chỉ bằng lời nói giã nhân giã nghĩa cũng đủ giết người rồi còn gì. Giết như thế thì máu chẳng đổ, người thì vẫn còn đang sống nhăng, nhưng dù thế thì cũng là đã giết người đó thôi.

Nếu xét tội nặng, thì các người đáng tội nặng hay ta đáng tội nặng đây, thật khó mà phán quyết (cười mỉa mai).

Nhưng mà, nếu có thể chiếm đoạt được người đàn bà mà không cần giết người đàn ông thì vẫn tốt hơn. Thật ra, lúc đó trong lòng ta đã quyết nếu có thể chiếm được người đàn bà mà không giết người đàn ông. Thế nhưng ở trên con đường qua dịch trạm Amashina đó thì không thể nào làm được việc đó. Vì thế cho nên, ta đã sắp đặt để dẫn dụ vợ chồng đó vào sâu trong núi.

Chuyện này cũng chẳng khó khăn gì. Ta làm như đi cùng đường với họ, và đặt chuyện rằng ở trong núi phía trước có một ngôi cổ mộ, ta đã phát hiện và đào ngôi cổ mộ này lên và thấy có nhiều gương và kiếng, ta đã chôn chúng ở trong một cánh rừng trúc khuất sau núi mà không ai biết, nếu có ai đó muốn mua thì ta sẽ bán lại với giá rẽ.

Người đàn ông nghe ta nói không biết lúc nào cũng đã bắt đầu động lòng tham. Và thế là – như thế đấy. Lòng tham là thứ đáng sợ làm sao. Thế là không đầy nữa khắc sau, vợ chồng nọ đã theo ta rẽ ngựa vào đường núi.

Khi đến trước cánh rừng, ta nói với họ là kho tàng chôn ở trong đó và gọi họ đến xem. Thằng chồng trong lòng chắc là ham muốn quá rồi, cho nên hắn chẳng phản đối gì. Nhưng con vợ thì chẳng chịu xuống ngựa, cô ta bảo là sẽ chờ ở đó. Nói chung nhìn thấy rừng cây um tùm như thế kia thì cô ta nói vậy cũng chả có gì là không đúng cả. Còn ta thì cho rằng lươn đã chui vào rọ rồi thế nào chui ra được đây, cho nên cứ để mặc cô ta mà chỉ dẫn gã đàn ông vào trong rừng. Khu rừng thoạt tiên chỉ toàn là bụi tre dày đặc. Nhưng đi khoảng vài chục thước thì đến nơi có những cây thông tuyết thưa thớt hơn – không có nơi nào thuận lợi hơn nơi đó để ta ra tay. Ta vừa vạch bụi cây mà bước tới, vừa tìm lý lẽ hợp lý để gạt hắn ta là kho báu được chôn dưới gốc những cây thông tuyết đó. Gã đàn ông nghe ta nói thì săm săm tiến về phía trước cố mà nhìn xuyên qua đám thông tuyết rậm rạp. Một lúc thì đến chỗ có những cây tre thưa thớt, và cũng có vài cây thông tuyết mọc thành hàng. Đột nhiên ta xông đến vật hắn ta xuống. Hắn ta cũng là một tay dùng kiếm nên chắc là có sức mạnh lắm, nhưng thình lình bị đánh ngã nên không thể làm gì được ta. Một lúc thì hắn ta bị ta trói chặt vào một gốc cây thông tuyết. Ngài hỏi dây thừng ấy à? Dây thừng là dụng cụ tiện lợi của bọn trộm cướp chúng ta, chả biết khi nào có thể phải vượt tường rào cho nên lúc nào ta cũng đeo bên hông. Dĩ nhiên là để hắn ta khỏi la lên, ta chỉ cần tọng một đám lá tre khô vào miệng là xong, chả phải lo phiền toái gì nữa. Xử lý xong gã đàn ông, ta quay trở lại chỗ người đàn bà và nói với cô ta rằng chồng cô ta đột nhiên phát bệnh và bảo cô ta đến xem. Không cần phải nói chuyện này cũng suông sẽ. Cô ta vất nón ra và mặc cho ta nắm tay kéo chạy vào trong rừng. Nhưng khi tới nơi nhìn thấy gã đàn ông đang bị trói dưới gốc cây thông tuyết, người đàn bà tức thì rút phắt ngay ra con dao ngắn sáng loáng mà không biết cô ta đã lấy từ trong cái túi ra từ lúc nào. Cho tới bây giờ ta chưa từng thấy một một người đàn bà nào dữ dằn như cô này. Lúc đó ta mà sơ sẩy một tí có lẽ đã bị đâm một nhát thủng bụng rồi. Không, ta tràng người né tránh, trong khi cô ta đâm chém túi bụi nên chẳng bị một vết thương nào. Nhưng cũng bởi vì ta là Tajomaru cho nên cũng chả cần phải rút kiếm vẫn đánh rớt con dao. Đàn bà thì cho dù tính khí có háo thắng đến đâu đi nữa, trong tay mà không có vũ khí thì chả ăn thua gì. Thế là đúng như nghĩ, ta đã chiếm được người đàn bà mà chả cần phải lấy mạng gã đàn ông.

Cũng không lấy mạng gã đàn ông, đúng vậy. Từ đầu ta đâu có ý định giết hắn ta làm gì. Thế nhưng lúc ta định trốn khỏi khu rừng bỏ lại người đàn bà đang nằm gục khóc phía sau, thì thình lình cô ta ôm chầm lấy cánh tay của ta cứ như là điên cuồng vậy. Ta nghe ra trong tiếng gào khóc đứt quảng cô ta nói rằng hoặc ta phải chết hay chồng cô ta phải chết, một trong hai người phải có một người chết đi, để hai người đàn ông nhìn thấy việc cô ta bị làm nhục thì đau khổ hơn là chết. Ai cũng được, hãy giết một người đi, người đàn ông nào còn sống thì cô ta sẽ đi theo. Cô ta van xin thảm thiết như vậy đó. Lúc đó đột nhiên ta lại có ý muốn giết người đàn ông. (Xúc động buồn rầu)

Nói ra chuyện này, chắc người ta thấy ta tàn nhẫn hơn các người. Thế nhưng đó là bởi vì các người đâu có nhìn thấy vẽ mặt của người đàn bà đó lúc bấy giờ. Đó là bởi vì các người không có nhìn thấy trong một chớp nhoáng đôi mắt như bốc lửa của cô ta. Ngay lúc ta nhìn vào đôi mắt của cô ta, ta đã nghĩ ngay là cho dù có bị trời đánh chết cũng muốn lấy người đàn bà này làm vợ. Muốn lấy cô ta làm vợ - phải, trong lòng của ta lúc đó chỉ duy nhất có mỗi một ý nguyện ấy mà thôi. Điều đó không phải là chuyện sắc dục bỉ ổi như các người nghĩ đâu. Nếu như lúc đó ngoài chuyện sắc dục ra ta chẳng có ước muốn gì, thì dù có phải đạp ngã cô ta, chắc chắc là ta đã bỏ trốn rồi. Mà nếu vậy thì người đàn ông cũng chẳng phải tắm máu lưỡi gươm của ta rồi. Nhưng trong khu rừng mờ tối, trong một sát na nhìn vào khuôn mặt của cô ta, ta đã giác ngộ rằng nếu không giết chết người đàn ông thì không thể rời khỏi nơi này.

Nhưng cho dù quyết định giết anh ta đi nữa, ta cũng không muốn giết bằng thủ đoạn đê hèn. Ta cởi dây trói cho anh ta và nói anh ta rút gươm ra. (sợi dây trói cởi bỏ lúc đó bị bỏ quên ở gốc cây thông tuyết). Gã đàn ông sắc mặt giận dữ tuốt thanh gươm to bản ra. Gã không nói một lời điên cuồng bay đến chém ta. Trận đấu gươm đó như thế nào không cần phải nói các người cũng rõ. Hiệp thứ 23, lưỡi gươm của ta đã xuyên thấu ngực đối thủ. Hiệp thứ 23 đó nhé – xin đừng quên. Điều này cho đến bây giờ ta vẫn còn nể phục anh ta lắm. Bởi vì đấu gươm với ta mà chịu được đến hơn 20 hiệp mới kết thúc thì khắp thiên hạ chỉ có mình anh ta mà thôi. (mỉm cười khoái trá).

Người đàn ông vừa ngã xuống, ta liền hạ lưỡi gươm nhuốm máu và quay lại nhìn về phía người đàn bà. Thì các người nghĩ xem, co ta chẳng còn ở đó nữa. Ta đã cố thử tìm kiếm trong đám cây thông tuyết xem cô ta có trốn trong đấy không. Nhưng trên đám lá tre khô cũng chẳng có một chút dấu vết gì của cô ta. Ta cũng đã cố lắng tai nghe nhưng cái mà ta nghe thấy được cũng chỉ là những âm thanh hấp hối trong cổ họng của gã chồng mà thôi. Theo lẽ thường mà đoán, thì ngay khi ta bắt đầu chém nhát gươm thì cô ta đã luồn qua rừng mà trốn đi kêu người đến cứu không biết chừng. Nghĩ như thế, vì lần này là sinh mạng của ta, nên ta cướp lấy gươm và cung tên chạy trốn về hướng đường núi khi nãy. Ở đó vẫn còn con ngựa của người đàn bà đang yên lặng gặm cỏ. Chuyện sau đó thì chẳng có gì để nói nữa. Chỉ là trước khi vào kinh đô, ta đã vứt bỏ thanh gươm đi rồi. Lời cung khai của ta chỉ có vậy. Ta nghĩ đằng nào thì cũng một lần bêu đầu trên ngọn cây, thôi thì xin nhận cực hình. (thái độ ngạo mạn)

Lời Sám Hối Của Người Đàn Bà Đến Chùa Shimizu

Gã đàn ông mặc áo bào màu xanh đậm đó, sau khi đã dày vò tôi xong, hắn nhìn chồng tôi đang bị trói mà cười chế diễu. Chắc chồng tôi đau khổ biết dường nào. Nhưng cho dù chồng tôi có vặn vẹo người bao nhiêu đi nữa, cũng chỉ làm các vòng dây trói quanh cơ thể thít chặt vào thêm mà thôi. Bất giác tôi chạy nhào về phía chồng tôi. Không tôi đã định chạy. Nhưng ngay lúc đó tên cướp đã đạp tôi ngã về phía đó. Rồi trong thoáng chốc ấy, tôi đã bắt gặp tia sáng không sao diễn tả được lóe lên trong mắt chồng tôi, tôi hiểu được điều gì đang chứa đựng trong đấy. Không lời nào diễn tả được. Cho đến bây giờ, cứ mỗi lần nhớ lại ánh mắt ấy, tôi không khỏi rùng mình. Dù miệng không nói được lời nào, nhưng chồng tôi đã truyền đạt tất cả tâm tình trong cái ánh mắt chớp nhoáng ấy. Nhưng chiếu tỏa ra từ ánh mắt ấy không phải là sự giận dữ, cũng không phải là nổi bi thương – đó không phải là tia sáng lạnh lẽo của lòng khinh miệt tôi đó hay sao ? Hơn cả nỗi đau bị tên cướp đạp, tôi đã bị ánh mắt đó đánh mạnh vào tâm thần, tôi đã thét lên điều gì đó không rõ và ngã xuống bất tỉnh.

Một lúc sau tôi tỉnh lại thì gã đàn ông mặc áo bào xanh đậm đó đã đi đâu mất. Vết tích còn lại chỉ là chồng tôi còn đang bị trói dưới gốc cây thông tuyết. Tôi gượng ngồi dậy được trên đám lá tre khô, nhìn chăm chú vẻ mặt của chồng tôi. Nhưng ánh mắt của chồng tôi vẫn không thay đổi một chút nào. Nó cho thấy màu thù ghét dưới tận đáy lạnh băng của lòng khinh miệt. Hổ thẹn, đau buồn, tức giận…tôi không biết trong lòng tôi lúc đó là thế nào nữa. Tôi lảo đảo đứng lên và lết về phía chồng tôi.

- Xảy ra chuyện này thiếp không thể sống cùng chàng được nữa. Thiếp chỉ muốn chết đi cho rồi. Nhưng, nhưng xin chàng cũng chết đi. Chàng đã chứng kiến thiếp bị ô nhục. Thiếp không thể để chàng một mình sống như thế này được.

Tôi đã cố gắng hết sức chỉ để nói ra điều này. Thế nhưng chồng tôi cũng chỉ nhìn tôi trừng trừng một cách kinh tởm. Tôi cố dằn lòng ngực như muốn xé toang ra, vừa tìm thanh gươm của chồng tôi. Nhưng có lẽ nó đã bị tên cướp kia đoạt mất rồi. Thanh gươm đã mất mà cung tên cũng vậy đã không còn nhìn thấy trong rừng. Nhưng may thay, con dao ngắn vẫn còn rớt lại dưới chân tôi. Tôi vung con dao ấy lên và nói với chồng tôi một lần nữa như thế này.

- Thế thì thiếp xin lấy mạnh chàng đây. Thiếp cũng sẽ bồi táng theo chàng.

Nghe thấy lời này, cuối cùng thì chồng tôi cũng mấp máy đôi môi. Dĩ nhiên là trong miệng đầy lá tre khô nên không thể nghe ra tiếng nói được. Nhưng nhìn đôi môi mấp máy đó tôi cũng hiểu rõ được lời nói đó. Chồng tôi vẫn khinh bỉ tôi và chỉ nói một câu « Giết ta đi ». Tôi hầu như hoàn toàn trong cơn ác mộng đã đâm ngập con dao vào ngực chồng tôi xuyên qua lớp áo bào màu xanh lơ đó.

Có lẽ lúc đó tôi lại ngất đi một lần nữa. Lúc sau tỉnh lại tôi nhìn quanh, chồng tôi vẫn còn bị trói như nguyên như vậy, hơi thở đã tắt lâu rồi. Mặt trời đã ngã về tây, ánh nắng chiều xuyên qua những tàng lá thông tuyết xen lẫn cùng đám lá tre chiếu rọi lên khuôn mặt tái xanh của người chết. Tôi cố nén tiếng khóc, lần cởi dây trói cho xác chết và vứt đi.

Và, còn thân tôi thì như thế nào đây ? Tôi chẳng còn một chút hơi sức nào mà nói nữa. Chỉ là thế nào đi nữa tôi cũng không có đủ nghị lực để chết đi. Tôi đã ấn lưỡi dao vào cổ, trầm mình xuống hồ nước ven triền núi, hay thử làm nhiều cách, nhưng cuối cùng là không chết được, điều này cũng có gì là đáng tự hào đâu. (cười buồn bã) Một kẻ hèn nhát như tôi có lẽ Đức Đại Từ Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát cũng bỏ mặc không đoái hoài gì đến. Nhưng tôi đã giết chồng tôi, tôi đã bị tên cướp dày vò làm ô nhục, cái thân này biết làm sao đây trời ? Trời ơi ! tôi biết phải làm thế nào đây trời ? (thình lình khóc vật vã thảm thiết).

Lời Kể Của Hồn Người Chết Qua Miệng Cô Đồng

- Tên cướp dày vò vợ ta xong, hắn còn ngồi xuống đó an ủi vợ ta đủ điều. Dĩ nhiên ta không thể thốt ra được lời nào. Thân thể ta lại bị trói vào gốc cây thông tuyết. Nhưng trong lúc đó ta cũng đã đưa mắt ra hiệu cho vợ ta nhiều lần. Đừng tin những gì gã nói, hãy xem tất cả những gì gã nói đều láo tóet cả. Ta muốn truyền đạt ý nghĩ như thế.

Thế nhưng vợ ta vẫn buồn bã ngồi trên đám lá tre, nhìn chăm chăm xuống đầu gối. Không phải ta đã nhìn thấy cô ấy đang lắng nghe tiếng tên cướp nói đó hay sao ? Ta vùng vẫy cả người bởi cơn ghen. Nhưng tên cướp vẫn đang khéo léo nói lời ngon ngọt này nọ. Nào là đã thất tiết một lần thì không thể nào sống êm đẹp với chồng được nữa. Nào là làm vợ hắn còn hơn là đi theo một người chồng như thế. Chính bởi vì hắn yêu thương cô nên mới làm chuyện táo tợn như thế. Tên cướp thật là lớn mật, ngay cả chuyện như thế mà hắn cũng dám đặt điều.

Thế mà nghe tên cướp nói như vậy, vợ của ta lại ngước khuôn mặt đờ dẫn lên. Ta chưa bao giờ thấy vợ ta đẹp đến như lúc ấy. Nhưng hỡi ôi, người vợ tuyệt đẹp ấy, ngay trước mặt chồng mình là ta đây đang bị trói chặt, đã nói gì với tên cướp ? Ta mặc dù giờ đây đang vất vưỡng trong cỏi u minh chờ đầu thai, nhưng cứ mỗi lần hễ nhớ lại câu trả lời của vợ ta với tên cướp là không kìm được lửa uất hận bùng lên. Quả thật, vợ ta đã nói như thế này : « Thế thì xin hãy dẫn tôi đi theo bất cứ nơi đâu ». (Im lặng một hồi lâu).

 Tội của vợ ta không phải chỉ có thế. Nếu chỉ có thế, thì trong cõi u minh tối tăm này, ta đâu đến nỗi đau khổ như thế này. Nhưng vợ ta như trong cơn mộng mị, đã để tên cướp nắm tay dắt đi, dợm bước đi ra khu rừng, đột nhiên mặt cô ta tái nhợt, chỉ tay vào ta đang dưới gốc cây thông mà nói : « Giết chết người đó đi. Người đó mà còn sống thì tôi không thể nào theo ông được ». Vợ ta như điên cuồng gào thét nhiều lần : « giết chết người đó đi, giết chết người đó đi ». Tiếng thét đó như một trận cuồng phong, mãi cho đến bây giờ vẫn còn như đang chực thổi cuốn lấy ta đẩy ngược vào đáy vực sâu tối tăm. Cho dù chỉ là một lần đi chăng nữa, lời nói khốn nạn đến như thế mà có thể thốt ra từ miệng con người được sao ? Dù chỉ một lần đi chăng nữa, lời nói quỷ ám đến như vậy mà co thể chạm tai con người được hay sao ? (đột nhiên phì cười chế giễu). Nghe thấy lời nói đó, chính tên cướp kia cũng biến sắc mặt mày tái mét.

- « Giết người đó đi » - vợ ta vừa thét lên vừa kéo cánh tay tên cướp. Tên cướp nhìn vợ ta đăm đăm, hắn chẳng trả lời là giết ta hay không giết. Rồi đột nhiên vợ ta ngã lăn xuống đám lá tre khô ; chỉ một cú đạp, hắn ta đã đạp cô ta té lăng quay. (lại phì cười chế giễu). Tên cướp bình tĩnh khoanh tay nhìn về phía ta và nói :

- « Ngươi định làm gì con đàn bà này ? giết hay tha ? ngươi chỉ cần gật đầu trả lời là được. giết nhé ? »

Chỉ với một câu nói này thôi, ta đã muốn tha tội cho tên cướp ấy rồi. (Im lặng hồi lâu).

Trong lúc ta đang do dự, vợ ta đã thét lên một tiếng, rồi vùng dậy chạy vào rừng sâu. Tên cướp cũng nhanh chóng nhảy theo chụp lại, nhưng một cái chéo áo cũng không nắm được. Ta chỉ nhìn thấy cảnh ấy như trong cơn huyễn tưởng.

Sau khi vợ ta trốn mất, tên cướp thu nhặt thanh gươm và cung tên, rồi cắt đứt một chỗ dây trói trên mình ta. – « Đến phiên ta phải lo lấy thân đây ». Ta nhớ tên cướp đã lẩm bẩm như thế trước khi mất dạng ngoài cánh rừng. Sau đó bốn bề đều vắng lặng. À không, hình như còn có tiếng ai khóc. Ta vừa tự cởi trói vừa lắng tai nghe ngóng. Nhưng mà tiếng khóc đó, nghe kỹ lại, đó không phải là tiếng khóc của chính mình ta đấy ư ? (lần thứ 3, im lặng hồi lâu.)

Cuối cùng từ dưới gốc cây thông tuyết, ta đã cố nhấc được thân mình đã kiệt sức đứng lên. Trước mắt của ta là con dao ngắn mà vợ ta đánh rơi lại đang lóe lên lấp lánh. Ta nhặt con dao đó lên, đâm một nhát vào ngực mình. Có một cái gì đấy như là một khối tanh tưởi đang trào lên trong miệng của ta. Nhưng ta chẳng nghe thấy đau đớn gì. Chỉ khi ngực ta lạnh băng đi rồi, thì xung quanh như càng tăng thêm một tầng tịch mịch. Ôi sao mà tĩnh mịch đến như vậy. Bầu trời trên cánh rừng khuất sau núi nầy, đến một cánh chim nhỏ cũng chẳng thấy. Chỉ có ánh nắng chiều buồn bã đong đưa, phiêu lãng trên thân những cây tre và thông tuyết. Ánh nắng chiều rồi cũng dần dần mờ nhạt đi, rồi cả tre và thông tuyết cũng không còn nhìn thấy nữa. Ta đã ngã xuống đó, được bao phủ trong cái tĩnh mịch sâu thăm thẳm của bóng tối.

Lúc đó, có tiếng chân ai rón rén đến bên ta. Ta cố nhìn về phía đó. Nhưng xung quanh ta, bóng tối mập mờ bao phủ. Ai đó…bàn tay không thấy được của ai đó đã nhẹ nhàng rút con dao ra khỏi ngực ta. Cùng lúc ấy, trong miệng ta dòng máu lại trào lên một lần nữa. Từ đó ta vĩnh viễn chìm hẳn vào tăm tối của mờ mịt hư vô.

(Tháng 01 Năm Đại Chính 11)